Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

9 bí quyết “tuyệt chiêu” dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà


Trong tuần vừa rồi, ngoài các băn khoăn về tiếng Anh cho người lớn thì cũng có nhiều phụ huynh gửi thư cho John & Linh chia sẻ về việc học tiếng Anh của conem mình. Các vị phụ huynh đều có cùng trăn trở là làm thế nào để dạy con ở nhà cho tốt...
John: Thân chào các bạn độc giả thân mến, thân thương và thân yêu!
Linh: Sao một câu mà dùng nhiều từ “thân” quá vậy anh John, buồn cười chết mất!
John: Anh thấy cũng bình thường thôi mà, vẫn chưa giỏi bằng các bạn nhỏ bây giờ làm văn kiểu như “Đặt câu có từ Hán Việt” thì sản phẩm là “Bố em có cái thủ rất vĩ đại.”
Linh: Anh John lại đùa dai rồi!
John: Ừ thì đùa chút cho vui. Ý anh là trẻ em học rất nhanh, nhớ rất lâu nhưng cũng chính vì thế mà lại càng cần thận trọng nếu không sẽ hình thành những lỗ hổng kiến thức ngay từ nền móng của ngôi nhà.
Linh:  Trong tuần vừa rồi, ngoài các băn khoăn về tiếng Anh cho người lớn thì cũng có rất nhiều phụ huynh cũng gửi thư về chia sẻ về việc học tiếng Anh của con em mình.
John: Liên quan đến chủ đề này, các vị phụ huynh hầu như đều cùng có 2 “trăn trở”, đó là làm thế nào để dạy con ở nhà cho tốt và làm thế nào để lựa chọn được nơi học phù hợp cho con.

HỌC TIẾNG ANH TỪ SỚM

Linh: Theo Linh thì phải xác định rõ ràng việc dạy con học tiếng Anh tại nhà của các vị phụ huynh và việc dạy của những người có chuyên môn tại những nơi có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp(ở đây hiểu là các thầy, cô giáo ở trường học hay các trường ngoại ngữ) là hoàn toàn khác nhau.
John: Việc dạy con học tiếng Anh ở nhà là một điều hoàn toàn nên làm nhưng như đã đề cập ở trên, đừng tự biến mình thành “cô giáo thứ 2”, mà hãy biến mình thành “người bạn học lớn tuổi” của con em mình.
Linh: Trẻ em bây giờ đang “bội thực” với việc học, nào học chính khóa rồi học thêm rồi học ngoại khóa năng khiếu… Về nhà cũng phải làm bài tập rồi ôn bài, nhiều khi chẳng được giây phút nào để chơi. Vì vậy, nhiệm vụ chính của các ông bố bà mẹ chính là tạo hứng thú học tiếng Anh và dùng tiếng Anh cho trẻ song song với việc tạo một môi trường để trẻ có thể sử dụng tiếng Anh thường xuyên mà không nhàm chán.
John & Linh xin được gợi ý 9 “bí quyết tuyệt chiêu”, mong rằng các vị phụ huynh có thể tùy cơ ứng biến sao cho phù hợp nhất với gia đình mình.Lưu ý, hãy chắc chắn về trình độ của mình trước khi dạy các em, hoặc ít nhất cũng phải chắc chắn về những kiến thức mình sẽ dạy, tránh để các em “ngấm” những kiến thức không chuẩn:
1. Đặt một tên gọi ở nhà bằng tiếng Anh (nickname) cho con. Có khách đến nhà, giới thiệu với khách rằng “Cháu cũng có tên tiếng Anh đấy, con giới thiệu tên tiếng Anh của con cho bác đi xem nào!”.
Việc này sẽ giúp các em tự tin hơn và bắt đầu hình thành thói quen sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống. Ngoài ra, chắc chắn người khách của bạn sẽ khen “Cháu giỏi quá nhỉ!”, trẻ con thích được khen hơn bạn nghĩ đấy!
HỌC TIẾNG ANH TỪ NHỎ

2. Tạo cho trẻ hứng thú học bằng cách liên kết những gì các em thích với tiếng Anh, “dụ dỗ” để các em tự tìm đến tiếng Anh một cách hào hứng.
Có rất nhiều em nhỏ sau khi xem một chương trình trên kênh Disney Channel đã hỏi bố mẹ rằng “Tại sao các bạn ý lại cười, phim gì thế bố?”. Đây chính là những cơ hội quý báu để bạn cho con bạn biết được phần nào tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ hay chỉ đơn giản là dạy thêm cho con bạn một từ mới: “Phim Phù thủy xứ Waverly - Wizards of Waverly Place - đấy. Con có biết Wizard là gì không?”
Tương tự như vậy, có rất nhiều em nhỏ đã yêu thích một bài hát tiếng Anh đến nỗi chỉ trong vài ngày đã thuộc lòng được bài hát mặc dù phát âm chưa chuẩn và chẳng hiều bài hát nói về cái gì. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi các em thích, nghe và tự nhớ chứ không bị bắt buộc phải nhớ như trong lớp học. Việc này càng làm cho trẻ thích học tiếng Anh hơn, chỉ đơn giản là vì học tiếng Anh các em có thể hiểu được bài hát nói về cái gì và cũng có thể hát được thêm nhiều bài hát mới.
3. Tạo cho trẻ một môi trường ngoại ngữ: khi chào con, bạn hãy chào cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Sau làm mẫu, bạn yêu cầu con cũng làm lại như vậy. Các em sẽ thấy đó là một việc nên làm, một việc công bằng vì bố mẹ cũng chào mình bằng 2 thứ tiếng.
Ngoài ra, phương pháp này có thể sử dụng với tất cả các đồ vật trong nhà. Từ giờ, trẻ sẽ được biết rằng mọi đồ vật trong nhà, cũng các em, đều có 2 cái tên: Quả táo còn có một cái tên rất dễ thương nữa là Apple
4. Luyện tập thường xuyên: Trong những lúc rảnh rỗi, hãy cùng con chơi trò chơi đố chữ bằng tiếng Anh. Mẹ hỏi bằng tiếng Việt và con trả lời bằng tiếng Anh hoặc ngược lại. Sau mỗi câu hỏi của mẹ thì đến lượt câu hỏi của con.
Thỉnh thoảng, với những kiến thức dễ, mẹ có thể có tình trả lời sai để con “sửa” cho mẹ. Đây là cách để trẻ không chán khi chơi. Tuy nhiên cần lưu ý đừng lạm dụng, nếu không bố mẹ sẽ mang một hình tượng không tốt trong mắt trẻ, làm mất đi lòng tin của các em.
John: Thời gian cho ngày hôm nay đã hết, xin hẹn gặp quý vị và các bạn vào thứ 2 tuần sau với phần 2 của bài viết.
Linh: Anh John đừng quên nhắc quý vị phụ huynh về chương trình khuyến học “Học tiếng Anh miễn phí – Tại sao không?”  
John: Linh đã thay anh nhắc rồi còn gì nữa.
John & Linh: Thân chào và hẹn gặp lại!

NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ NÊN DẠY CON TỪ NHỎ



Bố mẹ luôn là đóng vai trò làm mẫu cho trẻ. Những điều đầu tiên trẻ học cũng từ bố mẹ. Vì vậy bố mẹ cũng cần biết truyền đạt cho con những gì là đúng đắn nhất.

Kinh nghiệm sống của bố mẹ giúp con cái hiểu hơn những gì nên và không nên. Một vài chủ đề gợi ý sau có lẽ sẽ có ích cho bố mẹ trong phương pháp dạy con.

Làm việc chăm chỉ và tính kiên nhẫn

- Làm việc và học tập phải chăm chỉ.
- Làm việc gì cũng phải làm đến cùng, không bao giờ được từ bỏ giữa chừng.
- Khi học tập và làm việc đều phải có mối quan hệ.

http://daytienganhtreem123.blogspot.com

Giao tiếp

- Không nên tức giận. Luôn luôn phải chia sẻ cảm xúc với người khác và cố gắng hiểu quan điểm của người đó. Tốt nhất nên đứng trên cương vị của họ để suy nghĩ. Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói.
- Đừng nên chấp những điều nhỏ nhặt.
- Luôn giao tiếp với người khác một cách chân thành và đừng hồ nghi.
Sự kính trọng

- Phải luôn biết kính trọng người khác.
- Dù trong hoàn cảnh nào thì cũng luôn phải bày tỏ sự tôn kính với người khác.
- Nếu mắc lỗi, phải tự nguyện xin lỗi.

Khoan dung và tha thứ

- Con người không có ai là hoàn hảo cả, vì vậy hãy chấp nhận họ.
- Hãy tha thứ cho những lỗi lầm của người khác nếu họ biết lỗi. Sự tha thứ không chỉ giúp họ giải toả tâm lý và còn giúp người tha thứ nhẹ nhàng hơn vì chẳng ai thoải mái nếu luôn giữ trong mình nỗi ấm ức, khó chịu.


Sự chân thật

- Hãy sống thật cởi mở và chân thật với mọi người. Sự giấu giếm hoặc sống ẩn náu trong chiếc vỏ ốc của riêng mình chỉ càng làm bản thân mình thêm gò bó.
- Khi nói chuyện, hãy nói những điều chân thành. Những điều gian dối sẽ không tồn tại lâu và trước sau gì thì cũng bị bại lộ.

Làm việc theo nhóm

- Làm việc theo nhóm sẽ giải quyết được nhiều vấn đề hơn.
- Khi làm việc theo nhóm phải tuân theo những quy tắc chung của nhóm, không nên tự tách mình ra khỏi nhóm.
- Làm việc theo nhóm nghĩa là phải chia sẻ hết ý tưởng của mình nhằm xây dựng nhóm, giúp nhóm đạt được mục đích. Không nên giữ ý tưởng của mình chỉ vì sự đố kỵ hay ghen ghét.

Theo Afamily